Đăng nhập

Air Vietnam -Có thể bạn chưa biết

Air Viet Nam, hay Hãng Hàng không Việt Nam, viết tắt Air VN, là hãng hàng không thương mại duy nhất của Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa từ 1951 đến 1975. Hãng hàng không này từng đạt con số chuyên chở hơn một triệu hành khách hàng năm khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Sau năm 1975, một thời gian Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam có sử dụng tên giao dịch "Air Viet Nam" trên một số tuyến bay đến các nước phương Tây. Tuy nhiên, kể từ năm 1993, khi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở doanh nghiệp nhà nước của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, tên giao dịch chính thức của hãng trở thành Vietnam Airlines.
Lịch sử có từ thời Quốc gia Việt Nam

Máy bay DC-3 hãng Air Viet Nam và hành khách năm 1961 ở phi trường Phú Quốc
Được thành lập ngày 8 tháng 6 năm 1951 bởi Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Bảo Đại, Air Viet Nam là hãng hàng không dân dụng của Quốc gia Việt Nam với số vốn 18 triệu piastre (tức tương đương với 306 triệu franc Pháp lúc bấy giờ). Chính phủ Quốc gia Việt Nam góp 50%; phần còn lại do các hãng Air France (33,5%), Vận tải hàng không Ðông Dương (SITA) (11%), Vận tải biển (Messageries maritimes) (4,5%), Hiệp hội hàng không vận tải (Union aéronautique des transports) (0,5%), và Aigle Azur Indochine (0,5%) góp chung vốn. Ngày 15 tháng 10 là ngày khánh thành Air Viet Nam.

Đội máy bay của Air Vietnam lúc đầu gồm có 5 chiếc Cessna 170, dùng bay chủ yếu tới những thị trấn lớn nhỏ khắp Việt Nam, trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Ban Mê Thuột.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Phi cơ phản lực Caravelle của Air Vietnam năm 1964 ở phi trường Tân Sơn Nhất

Hành khách xuống máy bay Air Viet Nam tại một phi trường quốc nội, 1972
Boeing 727-100
Sang thời Việt Nam Cộng hòa vào năm những năm 1970, Air Viet Nam bắt đầu sử dụng những chiếc máy bay Douglas DC-3 trong những chuyến bay trong nước và quốc tế. Năm 1964 tăng cường thêm máy bay phản lực Caravelle của Pháp. Vì chiến cuộc các chuyến bay hành khách dân sự quốc nội không thể bay về đêm mà phải bay vào ban ngày vì an ninh. Air Viet Nam có những chuyến bay đi Phnom Penh, Bangkok, Singapore,[7] Hương Cảng và Vạn Tượng. Năm 1965 mở thêm tuyến bay đi Kuala Lumpur; năm 1966, Đài Bắc; 1968, Manila, Osaka và Tokyo.
Vào thời điểm năm 1968 thì chính phủ Việt Nam Cộng hòa góp 75% vốn cho hãng Air Viet Nam trong khi Air France giảm còn 25%

Khi lượng khách đi lại tăng cao trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Air Viet Nam thêm vào một số máy bay, ban đầu là Viscount, Douglas DC-3 và DC-4. Cuối cùng Hãng cũng thêm vào những chiếc máy bay hiện đại, kể cả Boeing 727, một trong số đó được mua lại từ các hãng như Air France và Pan Am. Ít nhất một chiếc C-46 thuê lại từ China Airlines, và được lái bởi các phi công Đài Loan. Chiếc máy bay đó có màu sơn khác với các máy bay còn lại của Air Viet Nam.

Air Viet Nam vào thời điểm năm 1974 có 16 máy bay chở hàng hóa như vận chuyển rau tươi từ Đà Lạt về Sài Gòn khi đoạn đường sắt nối liền Đà Lạt và Tháp Chàm ngưng hoạt động kể từ năm 1972.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975
Năm 1976, sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, bên cạnh những cơ sở vật chất đã tiếp quản trước đó, chính phủ Việt Nam tịch thu các tài sản còn lại của Air Vietnam và chuyển cho Tổng cục Hàng không Dân dụng quản lý và sử dụng.

Bấy giờ, tên giao dịch của Hàng không Dân dụng Việt Nam là Vietnam Civil Aviation; đối với một số tuyến bay đến các nước phương Tây, tên giao dịch Air Vietnam vẫn được sử dụng. Đến năm 1993, mới thành lập Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Airlines) và là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

Lưu lượng hành khách Air Vietnam
Năm Số hành khách
  1. 1959 :52.000
  2. 1961:  288.983
  3. 1964 : 534.000
  4. 1968 : 1.146.518
  5. 1969 : 1.510.700
Số lượt khách quốc nội tăng nhanh từ 52.000 vào năm 1959 lên đến 534.000 vào năm 1964, rồi vượt hơn một triệu vào cuối thập niên 1960 với những chí điểm như Huế, Đà Nẵng, Kontum, Pleiku, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Phan Thiết, Sài Gòn, Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, và Cà Mau. Số khách trên các tuyến bay quốc ngoại đạt 70.000 vào năm 1964 trong bốn tuyến bay quốc tế vào thời điểm đó: Nam Vang, Vọng Các, Hương Cảng, và Vạn Tượng. Sang năm 1969 thì số khách tuyến bay quốc ngoại là 113.910.

Trụ sở của hãng hàng không
Air Viet Nam có hai văn phòng, một ở 116 Đại lộ Nguyễn Huệ và văn phòng II ở 13-bis Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Sang thập niên 1970 văn phòng trên Đại lộ Nguyễn Huệ chỉ dùng làm nơi giao dịch bán vé còn trụ sở chính chuyển về đường Phan Đình Phùng và Đinh Tiên Hoàng khu Đakao, Sài Gòn.

Tổng giám đốc vào năm 1968 là Lương Thế Siêu.Kế nhiệm ông là Nguyễn Tấn Trung, thông gia của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Ông Trung giữ chức vụ này cho đến tận năm 1975.

Tem kỷ niệm những năm hoạt động
Ngày 18 tháng 4 năm 1971 Bưu chính Việt Nam Cộng hòa phát hành bốn con tem vẽ phong cảnh Đà Lạt, Hà Tiên, Huế, và Sài Gòn trị giá 10 đồng và 25 đồng để kỷ niệm "20 năm phát triển Hàng không Việt Nam."
Chọn điểm đi
x
  • Miền Bắc
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Điện Biên Phủ
    • Vân Đồn
  • Miền Nam
    • Hồ Chí Minh
    • Phú Quốc
    • Cần Thơ
    • Côn Đảo
    • Rạch Giá
    • Cà Mau
  • Miền Trung
    • Đà Nẵng
    • Thanh Hóa
    • Vinh
    • Huế
    • Đồng Hới
    • Chu Lai
    • Quy Nhơn
    • Tuy Hòa
    • Nha Trang
    • Pleiku
    • Ban Mê Thuột
    • Đà Lạt
    • Quảng Nam
  • Quốc tế
    Nhập thành phố hoặc mã sân bay
Banner left

Hotline Trợ giúp

0977 125 108


0977 125 108 0916 846 427 0911 496 427 0911 466 427 0915 946 427

Nhấn Like và +1 để nhận tin vé rẻ

Banner right